Thủ tục pháp lý

Chia tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài

31/08/2016

Hỏi: Năm 1990, tôi xuất cảnh hợp pháp và định cư tại Canada. Tháng 8/1991, cha tôi mất, sau đó mẹ tôi mất tháng 1/1994 và cả 2 người trước khi mất đều không để lại di chúc. Cha mẹ tôi có 4 người con, trừ tôi ra thì hiện 3 người kia là công dân Việt Nam. Còn ông bà nội ngoại của tôi đều qua đời từ lâu.

Hiện nay, anh em tôi muốn phân chia phần di sản cha mẹ để lại là quyền sở hữu một căn nhà tại quận 1 (Tp.HCM). Tuy nhiên, vì lý do không thỏa thuận được nên chúng tôi đã làm đơn yêu cầu tòa án quận giải quyết. Sau đó, Tòa án trả lời trường hợp của chúng tôi chưa thể được giải quyết được vì có yếu tố nước ngoài. Vậy nên tôi muốn hỏi di sản sẽ được phân chia ra sao?

Phạm Long Mỹ (quận 1, Tp.HCM)

Trả lời:

Các giao dịch dân sự về nhà ở (cho mượn, thuê, ở nhờ, đổi tặng, mua bán, quản lý nhà vắng chủ, thừa kế giữa cá nhân và cá nhân) được xác lập trước ngày 1/7/1991 mà có yếu tố nước ngoài, thì sẽ thực hiện theo Nghị quyết 1037 ngày 27/7/2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991, trong đó có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia. 

Khoản 2 Điều 676 Bộ Luật Dân sự quy định, tòa án sẽ phân chia theo nguyên tắc những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Ảnh minh họa

Trong trường hợp của ông, vì xuất cảnh năm 1990, tức là trước thời điểm 1/7/1991 nên trường hợp của ông là một quan hệ hành chính giữa công dân và Nhà nước. Còn về giao dịch về nhà ở mà ở đây là quyền thừa kế đều được xác lập,  phát sinh sau thời điểm này vì cha của ông mất tháng 8/1991 còn mẹ của ông mất tháng 1/1994. Như vậy, quan hệ dân sự và quan hệ hành chính là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Do đó, tòa án đã trả lời ông chưa chính xác, ông có thể đề nghị tòa án xem xét lại.

Còn về việc thừa kế di sản trong trường hợp của ông, do không có di chúc nên sẽ thực hiện thừa kế theo pháp luật. Khoản 2 Điều 676 Bộ Luật Dân sự quy định, tòa án sẽ phân chia theo nguyên tắc những người thừa kế cùng hàng (4 anh em của ông) được hưởng phần di sản bằng nhau. Bên cạnh đó, tòa vẫn tôn trọng  các thỏa thuận khác liên quan đến di sản hoặc quyền từ chối nhận di sản giữa các đương sự nếu không trái đạo đức xã hội và pháp luật. Hơn nữa, khi phân chia có tính tới công lao đóng góp vào khối tài sản ấy hay sự  phụng dưỡng, chăm sóc người để lại di sản của các đương sự cho hợp tình, hợp lý.

Mặt khác, trường hợp của ông có yếu tố nước ngoài nên thẩm quyền giải quyết là TAND Tp.HCM.

Luật gia Nguyễn Văn Khôi

(Theo Sài gòn đầu tư tài chính) 
Bài viết khác
8 điểm mới của Luật đất đai 2022 và thuế mua bán nhà đất bạn nên biết
Vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết "Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2022", trong đó có sự điều chỉnh Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2021. Điều này sẽ mang đến...
28/07/2022
Đất trong quy hoạch có được chuyển mục đích sử dụng không?
​​​​​​​Bạn đọc có email lanlan6382@gmail.com hỏi: Gia đình tôi có sở hữu lô đất nằm tại quận Bình Tân. Lô đất này nằm trong quy hoạch dự phóng hẻm từ năm 2007 theo quyết định của quận. Tôi thấy trên...
18/07/2022
5 trường hợp sổ đỏ, sổ hồng đã cấp vẫn bị thu hồi
Sổ đỏ, sổ hồng đã cấp sẽ bị thu hồi nếu không đúng đối tượng, không đúng diện tích, không đúng mục đích sử dụng đất…
14/07/2022
Chuyển nhượng là gì? Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Chuyển nhượng là việc chuyển quyền sở hữu hoặc sở hữu các loại tài sản hợp pháp, bao gồm cả bất động sản sang cho cá nhân, tổ chức nào đó theo thỏa thuận. Thỏa thuận này thường sẽ được lưu dưới dạng...
13/07/2022
Hỗ trợ trực tuyến