Xin luật sư cho biết, trong trường hợp này, chị tôi có được nhận đất mà cha mẹ tặng hay không? Chị tôi có thể đứng tên một mình không? Giữa hai vợ chồng chị có cần cam kết gì không?
Chân thành cảm ơn!
Điều kiện công nhận quyền sở hữu nhà ở được quy định tại Điều 8, Luật Nhà ở năm 2014. |
Điều kiện công nhận quyền sở hữu nhà ở được quy định tại Điều 8, Luật Nhà ở năm 2014. Cụ thể như sau:
“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.
2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật”.
Căn cứ theo quy định này thì trường hợp của chị bạn thuộc trường hợp tại điểm b, Điều 8, Luật Nhà ở năm 2014. Như vậy, nếu chị bạn là người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài mà được phép nhập cảnh vào Việt Nam sẽ được mua nhà theo các hình thức như nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; mua nhà của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp kinh doanh địa ốc.
Mặt khác, theo quy định tại khoản 1, Điều 186, Luật Đất đai năm 2013:
“Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam”.
Trường hợp chị bạn đáp ứng ứng đầy đủ các quy định về điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam của Luật nhà ở thì đồng thời được quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Điều 169, Luật đất đai năm 2013 quy định trường hợp người gốc Việt đang định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất trong các trường sau đây:
- Người Việt định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất;
- Người Việt định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất;
- Người Việt định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức thuê mua, mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;
- Người Việt định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu công nghiệp.
Căn cứ theo những quy định nêu trên, trường hợp của chị bạn được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Vậy nhưng, việc nhận quyền sử dụng đất chỉ được thông qua hình thức thuê mua, mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. Trường hợp chỉ nhận quyền sử dụng đất, không gắn liền với việc sở hữu nhà ở thì chị bạn không được nhận quyền sử dụng đất.
Quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất là tài sản riêng của chị bạn nếu cha mẹ bạn tặng riêng cho chị.
Công ty BĐS Đà Thành Đô ST