Thuật ngữ “nhà kiên cố” khá gần gũi và phổ biến trong đời sống nhưng Luật Xây dựng 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa quy định cụ thể hay giải thích thế nào là nhà kiên cố. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tiễn có thể định nghĩa nhà kiên cố dựa theo các tiêu chí sau:
Khái niệm nhà kiên cố đối lập với nhà tạm, không kiên cố. Cụ thể, hầu hết mọi người đều hiểu rằng nhà kiên cố được xây dựng bằng vật liệu vững chắc, có thời hạn lâu dài.
Nhà kiên cố xây dựng bằng vật liệu vững chắc, có thời hạn sử dụng lâu dài.
Bên cạnh đó, ngày 15/12/2015, Bộ Xây dựng đã ban hành Công văn 134/BXD-QLN trả lời Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang về việc xác định loại nhà kiên cố và bán kiên cố. Theo đó, tiêu chí để phân loại nhà ở trong tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 quy định vật liệu bền chắc với 3 kết cấu chính:
Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương mà các bộ phận nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu có chất lượng tương đương.
Từ đó, Bộ Xây dựng đưa ra khái niệm: Nhà kiên cố là nhà có cả 3 kết cấu chính bằng vật liệu bề, còn nhà bán kiên cố là nhà có 2 trong 3 cấu trúc được làm bằng vật liệu bền chắc.
Như vậy, nhìn từ góc độ pháp lý, nhà kiên cố là nhà có cột, mái, vách bằng vật liệu bền chắc. Tuy nhiên, vì Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa có quy định hay giải thích thế nào là nhà kiên cố nên không xác định được trường hợp phải xin hay miễn giấy phép xây dựng.
Do nhà ở kiên cố không phải là thuật ngữ pháp lý theo Luật Xây dựng, vì thế các quy tắc về cấp phép xây dựng dưới đây được áp dụng cho nhà kiên cố là nhà ở riêng lẻ, nhà liền kề…
Theo Khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, các trường hợp dưới đây phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công:
Thành phần hồ sơ
Theo quy định tại Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng bao gồm:
Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
Bước 1. Nộp hồ sơ
Chủ đầu tư (hộ gia đình, cá nhân) hoàn thiện hồ sơ và nộp tại Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).
Bước 2. Cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3. Giải quyết yêu cầu.
Bước 4. Trả kết quả.
Thời hạn giải quyết không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Với trường hợp đến thời hạn trả kết quả nhưng cần xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết nguyên nhân nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.
(Tổng hợp)
(Sưu tầm: Công ty ĐÀ THÀNH ĐÔ - 357 Lê Quảng Chí - Hòa Xuân - Cẩm Lệ - Đà Nẵng)