Cả ông và bà tôi đều đứng tên trong sổ đỏ. Xin được hỏi, trong trường hợp này có thể sang tên sổ đỏ cho bố tôi được hay không? Thủ tục, hồ sơ ra sao nếu được?
Chân thành cảm ơn!
Thủ tục, hồ sơ về việc phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc? |
Theo quy định hiện hành, phần di sản thừa kế của ông nội bạn sẽ được phân chia theo pháp luật bởi ông qua đời mà không có di chúc để lại. Phần thừa kế này sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất gồm bà nội bạn và các con của ông bà.
Nếu những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đồng ý thì có thể sang tên sổ đỏ cho bố bạn được. Sau đó, bố bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ cùng tới văn phòng công chứng để lập hợp đồng tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất nói trên. UBND cấp huyện nơi có nhà, đất sẽ thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ.
Hồ sơ sang tên sổ đỏ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
1. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất công chứng đã lập (một bản chính)
2. Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (hai bản do bên bán ký. Đối với trường hợp tặng cho là bốn bản)
3. Tờ khai lệ phí trước bạ (hai bản do bên mua ký)
4. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng hoặc căn cước công dân; sổ hộ khẩu của cả bên mua, bên bán (một bản sao được cơ quan có thẩm quyền chứng thực)
5. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (một bản sao được cơ quan có thẩm quyền chứng thực)
6. Riêng với trường hợp thừa kế, tặng cho phải có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người nhận và người cho để được miễn thuế thu nhập cá nhân (Giấy khai sinh thể hiện quan hệ cha mẹ - con cái...)
Về nghĩa vụ nộp thuế, sau khi có thông báo, trong vòng 10 ngày, người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Để nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, thuế phí, người sử dụng đất thường liên hệ với chi cục thuế và nộp tại Ngân hàng theo chỉ định trong thông báo thuế.
Công ty BĐS Đà Thành Đô ST.