Tin tức

Bất động sản ''xì hơi'', có nên trông chờ vào cắt lỗ, bán tháo?

14/06/2021

Bất động sản ''xì hơi'', có nên trông chờ vào cắt lỗ, bán tháo?


   Đầu năm 2021, thị trường bất động sản Việt Nam đã tăng rất “nóng”, nhất là phân khúc đất nền. Hầu hết, các địa phương, từ Bắc vào Nam đều xuất hiện “sốt” đất. 
 

  Cá biệt, một số cơn “sốt” ghi nhận mức tăng trên 200%, thậm chí 300% chỉ trong chưa đầy 1 tuần, ví dụ như Hạ Long (Quảng Ninh); Bình Phước; Thanh Hóa;.... Một số địa phương khác như Bắc Giang, Bắc Ninh cũng ghi nhận mức tăng “sốc”, dao động từ 50% - 80%, tùy nơi.
 

   Tuy nhiên, các địa phương có giá đất tăng “nóng” hồi đầu năm, cho tới nay giá đất đã hạ nhiệt. Nhiều nơi giá đất “xì hơi”, tiệm cận thời điểm cuối năm 2020.

 

Mặc dù giá đất tại nhiều địa phương đã “xì hơi”, thế nhưng thị trường không ghi nhận hiện tượng cắt lỗ, bán tháo sản phẩm.
   Mặc dù giá đất tại nhiều địa phương đã “xì hơi”, thế nhưng thị trường không ghi nhận hiện tượng cắt lỗ, bán tháo sản phẩm.

 

   Theo khảo sát của PV, giá đất dự án tại xã Đại Đồng, huyện Tiên Du (Bắc Ninh), vào hồi đầu năm tăng mạnh lên ngưỡng 26 triệu - 27 triệu đồng/m2, thì nay đang rơi xuống ngưỡng 23 triệu - 24 triệu đồng/m2.
 

   Cũng trong tỉnh Bắc Ninh, giá đất tại Từ Sơn hiện cũng giảm khoảng 5% - 10%, tùy nơi so với hồi đầu năm nay. Một số lô đất có giá 50 triệu - 60 triệu đồng/m2, thì nay đã giảm còn 43 - 45 triệu đồng/m2.
 

   Tương tự, tại huyện Việt Yên, Yên Dũng (Bắc Giang), các xã nằm giáp với các khu công nghiệp lớn, giá đất cũng hạ khoảng 10%, rơi xuống 24 triệu - 25 triệu đồng/m2.
 

   Thanh Hóa, Đồng Văn (Hà Nam) cũng là 2 khu vực xuất hiện “sốt” đất cục bộ hồi đầu năm. Thế nhưng, hiện tại, khối lượng giao dịch tại 2 khu vực này khá thưa thớt, điều này khiến giá đất hạ trên dưới 15%, tùy nơi.
 

   Trong khi đó, tại các khu vực ngoại thành Hà Nội và TP.HCM, giá đất nền có hiện tượng giảm nhẹ, một số nơi thì “đứng im” không tăng giá.
 

   Đợt bùng phát đại dịch COVID-19 lần thứ 4 đã khiến lượng quan tâm sụt giảm mạnh ở loại hình đất nền tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là tại những tỉnh có số lượng ca nhiễm cao. Nhu cầu tìm kiếm đầu tư đất nền bình quân đã giảm 19% toàn thị trường.
 

   Trong đó, một số tỉnh thành có mức độ quan tâm giảm sâu nhất là Bắc Giang (49%), Bắc Ninh và Hà Nam (46%), Vĩnh Phúc (38%), Đà Nẵng (36%), Quảng Nam (35%)…Sự chững lại của thị trường sau đợt "sốt đất" cục bộ được cho là khoảng lặng để giới đầu tư xem xét toàn cảnh và tìm kiếm cơ hội đầu tư đón sóng.
 

   Chia sẻ trên báo chí, ông Nguyễn Quốc Anh cho rằng, khác với các năm trước đây, giới đầu tư bất động sản thận trọng và suy tính dài hạn hơn trong bài toán tài chính. Họ gần như ít chấp nhận khoản lỗ lớn và lộ trình tài chính rõ ràng nên sẽ ít chấp nhận báo tháo với giá quá thấp. 
 

   Trong trường hợp thị trường hạ nhiệt, giao dịch giảm thì giới đầu tư cũng chỉ chấp nhận ra hàng với tầm giá ít nhất bằng giá mua vào, nếu có thì cũng chỉ giảm nhẹ. Do đó, giá thị trường sẽ tiếp tục đi ngang, ít nhất là trong 2 quý tới đây.
 

   Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Thanh Tuấn, chuyên gia bất động sản đánh giá: Việc giá đất hạ nhiệt trong quý II/2021 là điều đã được dự báo từ trước. 
 

   Bởi vì, trong quý I/2021, thị trường bất động sản đón nhận rất nhiều thông tin hỗ trợ thị trường, như thông tin quy hoạch, lãi suất giảm hoặc các “ông lớn” công bố các dự án mới.
 

   Sang quý II/2021, một số thông tin quy hoạch đã được các địa phương đính chính, xác nhận lại, Ngân hàng Nhà nước cũng siết chặt tín dụng liên quan tới bất động sản hơn, kết hợp với yếu tố dịch bệnh bùng phát lần thứ 4 đã khiến giá đất hạ nhiệt.
 

   Ông Tuấn đánh giá: Giá đất tại nhiều địa phương, ví dụ như Thanh Hóa, Bắc Giang, Bắc Ninh hay các huyện ven đô Hà Nội và TP.HCM dù đã giảm đôi chút, song vẫn duy trì ở mức cao, giá trị có phần hơi “ảo”. Do đó, nhà đầu tư có nhu cầu rót vốn vào thị trường này nên cân nhắc. 
 

   Ngoài ra, trong đợt cơn “hạ nhiệt” giá đất lần này, thị trường không ghi nhận hiện tượng cắt lỗ, bán tháo hoặc giảm giá nhằm thanh lý sản phẩm. Điều này cho thấy, giới đầu tư vẫn trụ vững qua những đợt “sóng”. Nhiều người tin tưởng, khi dịch bệnh một lần nữa được kiểm soát, giá đất sẽ nhờ vậy mà bật tăng.
 

   “Rất khó để giá đất có thể hạ thêm nữa, tuy nhiên cũng khó tặng mạnh như hồi đầu năm 2021. Vì vậy, nếu quyết định đầu tư bất động sản trong thời điểm này, nhà đầu tư cần có chiến lược dài hạn hơn, dòng vốn ổn định hơn”, ông Tuấn nói.
 

Việt Vũ
(
Sưu tầm: Cty Đà Thành Đô - 357 Lê Quảng Chí - Hòa Xuân - Cẩm Lệ - Đà Nẵng) 

Bài viết khác
Hướng tới ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Bất động sản.
Trên thế giới, Blockchain được quan tâm bởi khả năng cho phép chuyển quyền sở hữu tài sản gần như ngay lập tức theo một cách an toàn và người ta tin rằng khối chuỗi sẽ tạo ra một cuộc cách mạng hóa...
14/07/2022
Giá bất động sản liền thổ tăng mạnh
 Giá bán dự án nhà phố, biệt thự quý II thiết lập mặt bằng mới, tăng 10-25% so với đầu năm.
14/07/2022
Những xu hướng chính trên thị trường bất động sản thương mại
Nhờ sự trở lại của các hoạt động kinh tế, nhiều xu hướng mới đang liên tục hình thành và mang đến tương lai hứa hẹn hơn cho bất động sản thương mại sau đại dịch.
11/07/2022
Hỗ trợ trực tuyến