Thủ tục pháp lý

Ai có quyền thừa kế khi đất ông bà để lại không di chúc?

24/07/2021

Ai có quyền thừa kế khi đất ông bà để lại không di chúc?

Gia đình chị Ngọc có 3 anh em đều đã lập gia đình và ra ở riêng. Nay bố mẹ chị mất nhưng không để lại di chúc, vậy mảnh đất của ông bà để lại cho con cháu sẽ được chia quyền thừa kế như thế nào?

   Theo Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp người để lại di sản thừa kế chết mà không để lại di chúc thì di sản thừa kế được chia theo các hàng, những người cùng hàng được hưởng phần thừa kế bằng nhau. Thứ tự các hàng như sau:

   - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

   - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

   - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

   Lưu ý, những người ở hàng sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng trước (do đã chết, không có quyền hưởng thừa kế, bị truất quyền thừa kế hoặc từ chối nhận thừa kế). Như vậy, với trường hợp của gia đình chị Ngọc, 3 anh em chị sẽ được chia quyền thừa kế ngang bằng nhau, tức là mỗi người được hưởng 1/3 giá trị mảnh đất mà bố mẹ để lại (không di chúc).

   Bên cạnh việc được hưởng quyền lợi, 3 anh em chị Ngọc là người thừa kế nên sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do bố mẹ để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

một ngôi nhà, một búa gỗ pháp luật

Pháp luật có quy định rõ về việc ai được hưởng thừa kế đất ông bà để lại không di chúc. 


   Về thủ tục phân chia đất thừa kế, trước hết sẽ họp mặt gia đình để công bố về cách thức phân chia trên cơ sở quy định của pháp luật (Bộ luật dân sự năm 2015). Sau khi đã thỏa thuận được về vấn đề phân chia di sản thừa kế thì bạn cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng theo Điều 58 Luật công chứng 2014.

   Một số giấy tờ anh em chị Ngọc cần chuẩn bị để hoàn thiện thủ tục này bao gồm: Văn bản thỏa thuận phân chia đất giữa các anh chị em trong gia đình; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất (đứng tên bố mẹ chị Ngọc); Giấy chứng tử và giấy tờ tùy thân của bố mẹ chị Ngọc; Giấy tờ tùy thân của 3 anh em chị Ngọc; Giấy tờ chứng minh quan hệ của người để lại tài sản thừa kế và người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế…

 

Linh Phương
(Sưu tầm: Công ty ĐÀ THÀNH ĐÔ - 357 Lê Quảng Chí - Hòa Xuân - Cẩm Lệ - Đà Nẵng)

Bài viết khác
8 điểm mới của Luật đất đai 2022 và thuế mua bán nhà đất bạn nên biết
Vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết "Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2022", trong đó có sự điều chỉnh Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2021. Điều này sẽ mang đến...
28/07/2022
Đất trong quy hoạch có được chuyển mục đích sử dụng không?
​​​​​​​Bạn đọc có email lanlan6382@gmail.com hỏi: Gia đình tôi có sở hữu lô đất nằm tại quận Bình Tân. Lô đất này nằm trong quy hoạch dự phóng hẻm từ năm 2007 theo quyết định của quận. Tôi thấy trên...
18/07/2022
5 trường hợp sổ đỏ, sổ hồng đã cấp vẫn bị thu hồi
Sổ đỏ, sổ hồng đã cấp sẽ bị thu hồi nếu không đúng đối tượng, không đúng diện tích, không đúng mục đích sử dụng đất…
14/07/2022
Chuyển nhượng là gì? Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Chuyển nhượng là việc chuyển quyền sở hữu hoặc sở hữu các loại tài sản hợp pháp, bao gồm cả bất động sản sang cho cá nhân, tổ chức nào đó theo thỏa thuận. Thỏa thuận này thường sẽ được lưu dưới dạng...
13/07/2022
Hỗ trợ trực tuyến