Cùng với việc chuẩn bị hồ sơ, tiến hành các thủ tục làm sổ đỏ, rất nhiều bạn đọc cũng quan tâm đến chi phí làm sổ đỏ bởi bất cứ người dân nào muốn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đều phải nộp một khoản chi phí làm sổ đỏ. Cụ thể, khoản 3 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật”.
Phí làm sổ đỏ nhà đất có sự khác nhau giữa các tỉnh, thành.
Mặt khác, khoản 1 Điều 63 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cũng chỉ rõ, các nghĩa vụ tài chính liên quan đến phí làm sổ đỏ bao gồm: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ, các loại thuế có liên quan. Cụ thể các khoản phí này như sau:
Chi phí đầu tiên mà người làm sổ đỏ cần quan tâm đến là tiền sử dụng đất. Theo đó, người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay công nhận quyền sử dụng đất.
Căn cứ tính tiền sử dụng đất
Theo Điều 3 Nghị định 45/2014/NĐ-CP về căn cứ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai và được xác định dựa trên các căn cứ sau:
- Diện tích đất đất được giao, được chuyển đổi mục đích sử dụng, được công nhận quyền sử dụng đất.
- Mục đích sử dụng đất.
- Giá đất tính thu tiền sử dụng đất.
Ở đây, giá đất theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định áp dụng trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được công nhận quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất ở trong hạn mức.
+ Việc xác định diện tích đất trong hạn mức phải đảm bảo nguyên tắc mỗi hộ gia đình, cá nhân chỉ được xác định diện tích đất trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận đất ở một lần và trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Nếu hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì hộ gia đình, cá nhân đó sẽ được cộng dồn diện tích các thửa đất để xác định diện tích đất trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận mức ở sao cho tổng diện tích đất không vượt quá hạn mức tại địa phương.
+ Các hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực khi kê khai diện tích thửa đất trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận đất được áp dụng tính thu tiền sử dụng đất. Nếu kê khai sai sẽ bị truy thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, đồng thời bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế.
Giá đất cụ thể được xác định theo phương pháp so sánh trực tiếp, thu thập, chiết trừ, thặng dư quy định tại Nghị định của Chính phủ về giá đất áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Xác định tiền sử dụng đất đối với trường hợp diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất/khu đất có giá trị từ 30 tỷ đồng trở lên đối với các thành phố trực thuộc Trung ương; 10 tỷ đồng trở lên với các tỉnh miền núi, vùng cao và từ 20 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh còn lại trong trường hợp: Tổ chức được giao đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất; hộ gia đình, cá nhân được giao đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, được công nhận quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đối với diện tích đất ở vượt hạn mức.
+ Xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.
Giá đất cụ thể được xác định theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng với trường hợp diện tích thu tiền sử dụng đất của thửa đất/khu đất có giá trị dưới 30 tỷ đồng với các thành phố trực thuộc Trung ương; dưới 10 tỷ đồng với các tỉnh miền núi, vùng cao; dưới 20 tỷ đồng đối với các tỉnh còn lại áp dụng để xác định tiền sử dụng đất trong các trường hợp:
+ Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất;
+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất;
+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất ở vượt hạn mức.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quy định hệ số điều chỉnh giá đất để áp dụng cho các trường hợp áp dụng giá đất theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.
Thời điểm tính tiền sử dụng đất
Thời điểm tính thu tiền sử dụng đất là thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Cách tính lệ phí trước bạ, mức thu lệ phí trước bạ (%) đều được quy định cụ thể tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP.
Cụ thể, mức thu lệ phí trước bạ đối với nhà, đất: 0,5%.
Lệ phí trước bạ được tính như sau:
a. Lệ phí trước bạ với đất = 0,5% x (giá 1m2 đất tại Bảng giá đất x diện tích)
Trong đó
Trong đó:
Diện tích nhà là toàn bộ diện tích sàn nhà, bao gồm cả diện tích công trình phụ thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Diện tích này được tính bằng m2;
Giá 1m2 nhà là giá thực tế xây dựng mới 1m2 sàn nhà của từng cấp nhà, hạng nhà. Mức giá này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật về xây dựng tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ;
Tỷ lệ chất lượng còn lại của ngôi nhà do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo quy định của pháp luật.
Cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định hồ sơ ngay sau khi tổ chức, cá nhân hay hộ gia đình nộp hồ sơ yêu cầu làm sổ đỏ. Đây là giai đoạn xác minh điều kiện cần và đủ, khả năng thỏa mãn của hồ sơ cho quyền sở hữu nhà, quyèn sử dụng đất và tài sản của chủ hồ sơ.
HĐND cấp tỉnh có trách nhiệm công bố mức phí thẩm định hồ sơ. Tỉnh, thành phố không có cơ quan này thì không cần phải nộp phí thẩm định.
Khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định, lệ phí cấp Giấy chứng nhận sẽ do HĐND cấp tỉnh quyết định. Do đó, các tỉnh, thành khác nhau sẽ có mức lệ phí khác nhau. Thông thường, lệ phí cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân là dưới 100.000 đồng/giấy/lần cấp.
Khi cấp sổ đỏ, đất sẽ được đo đạc lại với thông tin chính xác, đầy đủ. Người dân có thể lựa chọn một đơn vị đo đạc để thực hiện và chi phí này do các bên thỏa thuận với nhau.
Hồ sơ làm sổ đỏ được nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh cấp huyện, bộ phận một cửa hoặc UBND cấp xã (với cá nhân, hộ gia đình); tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (với cơ quan, tổ chức).
Như vậy, chi phí làm sổ đỏ tùy địa phương và tùy trường hợp mà sẽ có mức khác nhau.
Khánh An
(Sưu tầm: Công ty ĐÀ THÀNH ĐÔ - 357 Lê Quảng Chí - Hòa Xuân - Cẩm Lệ - Đà Nẵng)