Nếu sau này có sự cố xảy ra (ly dị hoặc tôi sẽ chết trước) thì mảnh đất này sẽ được xử lí ra sao? Trong hợp đồng công chứng tặng cho giữa bố mẹ và tôi có điều kiện “Nếu có trường hợp đáng tiếc xảy ra thì quyền xử lí tài sản này hoàn toàn do tôi quyết định” có được không?
Cho chồng đứng tên chung trong sổ đỏ nhưng không có quyền sở hữu có được không? Ảnh minh họa |
Trả lời:
Trường hợp thứ nhất, miếng đất trên được tặng cho chung và đăng ký đứng tên chung của 2 vợ chồng thì sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại điều khoản 1 điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do chồng, vợ tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động kinh doanh, sản xuất, lợi tức, hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, ngoại trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung hoặc được thừa kế chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. nếu như vậy, chồng bạn và bạn sẽ có quyền ngang nhau trong việc sở hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung theo quy định tại khoản 2 điều 219 Bộ luật dân sự 2005: Vợ chồng cùng nhau tạo lập và phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung.
Khi ấy, nếu ly dị thì tài sản trên chia sẽ được chia đôi hoặc nếu trong trường hợp bạn mất thì một nửa giá trị mảnh đất vẫn thuộc quyền sở hữu của chồng bạn, còn nửa kia sẽ được chia thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật cho những người thừa kế.
Trường hợp thứ hai, bố mẹ bạn tặng cho riêng bạn. Trong trường hợp này, hợp đồng tặng cho bất động sản (BĐS) sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm BĐS được đăng kí theo quy định tại khoản 2 điều 467 Bộ luật dân sự 2005. Cụ thể, hợp đồng tặng cho BĐS có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; trong trường hợp BĐS không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Như vậy, nếu quyền sử dụng đất đã đăng ký mang tên bạn thì bạn mới có quyền quyết định trong việc định đoạt tài sản trên. Theo nguyên tắc thì BĐS đứng tên ai thì người đó mới có quyền trong việc định đoạt, còn người khác chỉ có quyền khi có sự ủy quyền bằng văn bản của người đứng tên trên BĐS và theo phạm vi ủy quyền của văn bản ủy quyền.