Thủ tục pháp lý

Có được nhờ em gái đứng tên mua nhà để làm tài sản riêng?

21/08/2018

Đề phòng cuộc hôn nhân xảy ra bất trắc, tôi định nhờ em gái đứng tên mua nhà thay mình nhưng cũng ngại có thể gặp phải rủi ro.

Vậy việc nhờ người đứng tên này có phức tạp không và có những rủi ro gì? Làm sao để tài sản đó chỉ của riêng tôi?

Trả lời:

Tài sản chung của vợ chồng được quy định cụ thể tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: "Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng".

đứng tên mua nhà
Việc nhờ người khác đứng tên mua nhà tiềm ẩn không ít rủi ro

Theo quy định này, về nguyên tắc, trong thời gian hôn nhân, tài sản mà vợ/chồng nhờ người khác đứng tên sẽ vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Tài sản này được coi là tài sản riêng nếu được mua bằng tiền riêng của người mua (được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, tích lũy được trước khi kết hôn...). Nhưng nếu xảy ra tranh chấp, chủ tài sản phải chứng minh được tài sản đó được mua bằng tiền riêng của họ. Nếu không chứng minh được thì tài sản đó là tài sản chung. Điều này đã được quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình.

Về việc nhờ đứng tên, bên nhờ đứng tên và bên đứng tên phải lập văn bản thỏa thuận, có người làm chứng. Nội dung bản thỏa thuận nêu rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên như quyền sử dụng, quản lý, định đoạt tài sản, chi phí sang tên...

Dù việc nhờ đứng tên khá phổ biến nhưng cũng có không ít rủi ro như:

Thứ nhất, hai bên xảy ra tranh chấp khi sử dụng, quản lý, định đoạt tài sản sau khi đứng tên.

Thứ hai, nếu một trong các bên chết thì sẽ kéo theo rắc rối về việc thừa kế, nếu có tranh chấp.

Thứ ba, nếu muốn chuyển nhượng nhưng người được nhờ đứng tên không thể tham gia vì đi công tác, ốm đau, tranh chấp hôn nhân của chính họ mà vợ/chồng của người được nhờ đứng tên cho rằng đó là tài sản của vợ chồng họ.

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều rủi ro khác nên khi nhờ người khác đứng tên, bạn nên cân nhắc thật kỹ lưỡng.

 

Bài viết khác
8 điểm mới của Luật đất đai 2022 và thuế mua bán nhà đất bạn nên biết
Vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết "Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2022", trong đó có sự điều chỉnh Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2021. Điều này sẽ mang đến...
28/07/2022
Đất trong quy hoạch có được chuyển mục đích sử dụng không?
​​​​​​​Bạn đọc có email lanlan6382@gmail.com hỏi: Gia đình tôi có sở hữu lô đất nằm tại quận Bình Tân. Lô đất này nằm trong quy hoạch dự phóng hẻm từ năm 2007 theo quyết định của quận. Tôi thấy trên...
18/07/2022
5 trường hợp sổ đỏ, sổ hồng đã cấp vẫn bị thu hồi
Sổ đỏ, sổ hồng đã cấp sẽ bị thu hồi nếu không đúng đối tượng, không đúng diện tích, không đúng mục đích sử dụng đất…
14/07/2022
Chuyển nhượng là gì? Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Chuyển nhượng là việc chuyển quyền sở hữu hoặc sở hữu các loại tài sản hợp pháp, bao gồm cả bất động sản sang cho cá nhân, tổ chức nào đó theo thỏa thuận. Thỏa thuận này thường sẽ được lưu dưới dạng...
13/07/2022
Hỗ trợ trực tuyến