Hiểu đơn giản hợp đồng 3 bên là một dạng hợp đồng khác tương tự như chúng ta vẫn thấy. Đây là loại hợp đồng thỏa thuận giữa ba bên tham gia xác lập quan hệ trong hợp đồng. Các bên có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ theo thỏa thuận có liên quan. Ngay khi sau ký kết, hợp đồng sẽ có hiệu lực và được pháp luật công nhận theo các nội dung đã ghi trong hợp đồng.
Đây là dạng hợp đồng phổ biến thường được dùng trong hoạt động vay vốn bằng hình thức thế chấp tài sản tại ngân hàng.
Theo đó, bên vay vốn (bên A) sẽ tiến hành ký kết hợp đồng ba bên với ngân hàng (Bên B) và bên thế chấp tài sản (bên C). Bên thế chấp tài sản sẽ chịu trách nhiệm về khoản vay của bên vay vốn bằng tài sản thế chấp của mình.
Mẫu hợp đồng này còn được sử dụng nhiều trong việc ký kết giữa ngân hàng - chủ đầu tư dự án bất động sản - khách hàng mua chung cư để ngân hàng cho khách hàng mua căn hộ của chủ đầu tư.
Ta thường thấy dạng hợp đồng này được sử dụng khi các chủ thể tham gia hợp tác kinh doanh. Theo đó ba bên trong hợp đồng sẽ kí kết, thỏa thuận với nhau thông qua các điều khoản mà mỗi bên có quyền cũng như nghĩa vụ thực hiện nó.
Hợp đồng này được kí kết giữa hai bên nhưng mục đích của hợp đồng là vì lợi ích của bên thứ ba. Các bên tham gia đều phải thực hiện nghĩa vụ nhất định theo thỏa thuận đã nêu trong hợp đồng và bên thứ ba sẽ được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
Theo điều 398 trong Bộ Luật dân sự 2015 có quy định chung về hợp đồng:
Giá trị pháp lý của hợp đồng hợp tác 3 bên
Theo điều 401 của Bộ Luật dân sự 2015, giá trị pháp lý được xác định như sau:
“1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”
Cần tuân thủ theo các quy định này để đảm bảo việc sử dụng, ký kết, thỏa thuận giữa 3 bên diễn ra hợp pháp. Đồng thời cũng đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng.
Với cả 3 bên tham gia ký kết hợp đồng, tuân thủ theo các nguyên tắc chung rất quan trọng. Nguyên tắc giúp đảm bảo sự rõ ràng, tránh phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Chúng ta có thể tham khảo các quy định dưới đây: