Thủ tục pháp lý

Phân biệt tranh chấp đất đai với tranh chấp liên quan đến đất đai

27/06/2022

Phân biệt tranh chấp đất đai với tranh chấp liên quan đến đất đai


Tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai là cặp thuật ngữ rất dễ gây nhầm lẫn hoặc đánh đồng về nghĩa. Vậy làm sao để phân biệt được hai khái niệm này?

Tiêu chí

Tranh chấp đất đai

Tranh chấp liên quan đến đất đai

Định nghĩa

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ dân sự liên quan đến đất đai

Loại tranh
chấp phổ biến

- Tranh chấp giữa người sử dụng đất với cá nhân khác hoặc với Nhà nước (vấn đề bồi thường đất)

- Tranh chấp giữa những người sử dụng chung đất, chung các tài sản gắn liền với đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

- Tranh chấp giữa 2 cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp

- Tranh chấp trong giao dịch đất đai

- Tranh chấp di sản thừa kế là đất đai

- Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất

Bản chất

Tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất.

Nói cách khác là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các chủ thể trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp. 

Tranh chấp về các vấn đề khác, nhưng có đối tượng là đất đai. Ví dụ:

+ Tranh chấp về vấn đề thừa kế nhưng có đối tượng là đất đai (con cháu tranh chấp quyền thừa kế di sản là đất)

+ Tranh chấp về vấn đề hôn nhân và gia đình nhưng có đối tượng là đất đai (vợ chồng phân chia tài sản chung là đất khi ly hôn)

+ Tranh chấp về vấn đề hợp đồng dân sự nhưng có đối tượng là đất đai (các văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, pháp lý đất…)

Thủ tục hòa giải tại cấp cơ sở

Bắt buộc tiến hành hòa giải ở UBND cấp xã

Không bắt buộc hòa giải ở UBND cấp xã, nhưng khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải tại cấp cơ sở

Cơ quan có thẩm quyền
giải quyết

- UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh (giải quyết tranh chấp bằng hình thức khiếu nại)

- Tòa án nhân dân tại nơi có đất tranh chấp (giải quyết tranh chấp bằng hình thức khởi kiện)

Tòa án nhân dân tại nơi xảy ra tranh chấp liên quan đến đất

Cách giải
quyết

Nếu hòa giải tại cơ sở không thành thì có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND huyện, tỉnh hoặc khởi kiện tại tòa án

Đương sự có quyền khởi kiện tại tòa án mà không cần thông qua cấp cơ sở

Thời hiệu khởi kiện

Không áp dụng thời hiệu khởi kiện

- Đối với tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế (Theo Khoản 1 Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015)

- Đối với tranh chấp liên quan đến giao dịch quyền sử dụng đất: Thời hiệu khởi kiện áp dụng như đối với các tranh chấp về hợp đồng nói chung. Cụ thể là 3 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (Theo Điều 429 Bộ Luật Dân sự 2015)

- Đối với tranh chấp về chia tài sản chung là đất giữa vợ chồng: Không áp dụng thời hiệu khởi kiện


   Về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Trước khi hòa giải, UBND xã phải thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân, thu thập các tài liệu liên quan đến vụ việc tranh chấp. Cuộc họp hòa giải phải có sự tham gia của các bên tranh chấp đất đai, trường hợp một trong các bên vắng mặt hoặc vắng mặt đến lần thứ 2 thì coi như việc hòa giải không thành. Theo Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã là không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

Linh Phương (TH)
(
Sưu tầm: Công ty
 ĐÀ THÀNH ĐÔ - 357 Lê Quảng Chí - Hòa Xuân - Cẩm Lệ - Đà Nẵng)

Bài viết khác
8 điểm mới của Luật đất đai 2022 và thuế mua bán nhà đất bạn nên biết
Vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết "Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2022", trong đó có sự điều chỉnh Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2021. Điều này sẽ mang đến...
28/07/2022
Đất trong quy hoạch có được chuyển mục đích sử dụng không?
​​​​​​​Bạn đọc có email lanlan6382@gmail.com hỏi: Gia đình tôi có sở hữu lô đất nằm tại quận Bình Tân. Lô đất này nằm trong quy hoạch dự phóng hẻm từ năm 2007 theo quyết định của quận. Tôi thấy trên...
18/07/2022
5 trường hợp sổ đỏ, sổ hồng đã cấp vẫn bị thu hồi
Sổ đỏ, sổ hồng đã cấp sẽ bị thu hồi nếu không đúng đối tượng, không đúng diện tích, không đúng mục đích sử dụng đất…
14/07/2022
Chuyển nhượng là gì? Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Chuyển nhượng là việc chuyển quyền sở hữu hoặc sở hữu các loại tài sản hợp pháp, bao gồm cả bất động sản sang cho cá nhân, tổ chức nào đó theo thỏa thuận. Thỏa thuận này thường sẽ được lưu dưới dạng...
13/07/2022
Hỗ trợ trực tuyến