Thủ tục pháp lý

Trường hợp nào được hợp thửa đất? Thủ tục chi tiết ra sao?

24/11/2021

Trường hợp nào được hợp thửa đất? Thủ tục chi tiết ra sao?

 

   Ngoài nhu cầu tách thửa thì một bộ phận lớn hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu hợp thửa đất cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

 

   Hợp thửa là gộp các quyền sử dụng đối với các thửa đất liền kề của một chủ sở hữu thành một quyền sử dụng đất chung cho các thửa đất. Nói cách khác, hợp thửa là đăng ký một quyền sử dụng đất mới tương ứng với thửa đất mới được tạo thành từ hai hay nhiều thửa đất liền kề cùng chủ ban đầu. Kết quả của thủ tục hợp thửa là một quyền sử dụng đất mới tương ứng với thửa đất mới được hợp thành từ hai hay nhiều thửa đất liền kề ban đầu.
 

   Điều kiện hợp thửa đất

 

   Quy định về hợp thửa đất được nêu rõ trong Luật Đất đai 2013, theo đó:
 

   Các thửa đất được hợp thửa phải liền kề nhau. Bởi khi hợp hai thửa đất thành một thửa thì thửa đất mới được hình thành sau khi hợp phải được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Muốn phần diện tích thửa đất hình thành sau hợp thửa được giới hạn bằng ranh giới xác định thì các thửa đất ban đầu phải liền kề nhau.
 


hai thửa đất liền kề
 

   Hai thửa đất liền kề nhau mới có thể hợp thửa.

 

   Các thửa đất phải có cùng mục đích sử dụng. Như vậy, đất không cùng mục đích sử dụng thì phải chuyển đổi mục đích sử dụng một trong hai thửa trước khi tiến hành thủ tục hợp thửa và thửa đất hình thành từ việc hợp thửa sẽ có mục đích sử dụng giống nhau trên toàn diện tích thửa đất.
 

   Diện tích thửa đất sau khi được hợp thửa không vượt hạn mức theo quy định. Tùy từng địa phương và mục đích sử dụng đất mà hạn ức này sẽ có khác nhau. Nếu ngoài hạn mức theo quy định, người sử dụng đất sẽ bị hạn chế quyền lợi hoặc không được áp dụng các chế độ miễn giảm theo quy định của pháp luật.
 

   Các mảnh đất hợp thửa thuộc cùng chủ sở hữu, nếu không thì cần chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước khi hợp thửa.
 

   Đối tượng áp dụng hợp thửa đất

 

   Thủ tục hợp thửa đất áp dụng với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng cư dân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam.
 

   Thủ tục, hồ sơ hợp thửa đất

 

   Hồ sơ xin hợp thửa đất liền kề bao gồm:
 

   - Mẫu đơn đề nghị hợp thửa đất (theo mẫu số 11DK)

   - Bản gốc sổ đỏ/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

   - Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân
 

   Trong trường hợp thay đổi chứng minh thư nhân dân hoặc địa chỉ ghi trên sổ đỏ, chủ sở hữu ần mang thêm các giấy tờ:
 

   - Bản sao chứng minh thư nhân dân mới hoặc sổ hộ khẩu

   - Giấy tờ chứng minh thay đổi nhân dân nếu thông tin của người có trên sổ đỏ thay đổi

   
   Hướng dẫn viết đơn:

 

   - Mẫu số 11DK được sử dụng trong trường hợp người sử dụng đất đề nghị tách một thửa đất thành nhiều thửa mới hoặc đề nghị hợp hai hay nhiều thửa thành một thửa duy nhất.

   - Đề gửi đơn:

   - Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ghi đề gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất;

   - Tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất.

   - Điểm 1 ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất theo thông tin trên Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, đối với cá nhân ghi rõ họ, tên, năm sinh, số CMND, ngày và nơi cấp CMND; với người nước ngoài hoặc Việt Nam định cứ ở nước ngoài ghi họ tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch; với hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông/bà” và ghi họ tê,n ăm sinh, số CMND, ngày và nơi cấp CMND của cả vợ và chồng; đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức, ngày tháng thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc số giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư.

   - Điểm 2 ghi thông tin về thửa đất như trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

   - Ký và ghi rõ họ tên ở cuối “Phần khai của người sử dụng đất”. Với trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và ghi “được ủy quyền”, với tổ chức sử dụng đất thì ghi họ tên, chức vụ người viết đơn, đồng thời đóng dấu của tổ chức.


   Thủ tục xin hợp thửa đất

 

   Quy trình hợp thửa đất gồm các bước sau:
 

     Bước 1. Nộp hồ sơ
 

     Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất hoặc phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trương trong trường hợp địa phương chưa có văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã. Cơ quan tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ và trong thời gian tối đa 3 ngày phải thông báo người muốn hợp thửa đất bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
 

     Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
 

     Văn phòng tiếp nhận hồ sơ ghi thông tin vào sổ tiếp nhận và đưa Phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.
 

     Bước 3. Giải quyết
 

     Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành đo đạc địa chính, lập hồ sơ gửi UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận.
 

     Văn phòng đăng ký đất đai cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính.
 

     Bước 4. Trả kết quả
 

     Văn phòng đăng ký đất đai trả Giấy chứng nhận cho người nộp đơn hoặc chuyển đến UBND cấp xã nếu người nộp nộp tại UBND cấp xã trong vòng 3 ngày kể từ khi có kết quả.
 

     Chi phí hợp thửa đất

 

   Chi phí hợp thửa đất bao gồm lệ phí địa chính, lệ phí thủ tục, được quy định bởi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Trong trường hợp người nộp muốn cấp đổi sổ đỏ thì sẽ pahỉ nộp thêm lệ phí cấp đổi sổ đỏ.
 

   Thời gian làm thủ tục hợp thửa

 

   Thời gian xử lý hợp thửa không quá 15 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ giấy tờ cần thiết. Với những nơi vùng sâu, vùng xa thì thời gian không quá 25 ngày làm việc. Thời gian trên chưa tính thời gian tiếp nhận hồ sơ, thời gian người sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính hay trưng cầu giám định, xem xét xử lý vi phạm luật đất đai.
 

(Sưu tầm: Công ty ĐÀ THÀNH ĐÔ - 357 Lê Quảng Chí - Hòa Xuân - Cẩm Lệ - Đà Nẵng)

Bài viết khác
8 điểm mới của Luật đất đai 2022 và thuế mua bán nhà đất bạn nên biết
Vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết "Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2022", trong đó có sự điều chỉnh Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2021. Điều này sẽ mang đến...
28/07/2022
Đất trong quy hoạch có được chuyển mục đích sử dụng không?
​​​​​​​Bạn đọc có email lanlan6382@gmail.com hỏi: Gia đình tôi có sở hữu lô đất nằm tại quận Bình Tân. Lô đất này nằm trong quy hoạch dự phóng hẻm từ năm 2007 theo quyết định của quận. Tôi thấy trên...
18/07/2022
5 trường hợp sổ đỏ, sổ hồng đã cấp vẫn bị thu hồi
Sổ đỏ, sổ hồng đã cấp sẽ bị thu hồi nếu không đúng đối tượng, không đúng diện tích, không đúng mục đích sử dụng đất…
14/07/2022
Chuyển nhượng là gì? Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Chuyển nhượng là việc chuyển quyền sở hữu hoặc sở hữu các loại tài sản hợp pháp, bao gồm cả bất động sản sang cho cá nhân, tổ chức nào đó theo thỏa thuận. Thỏa thuận này thường sẽ được lưu dưới dạng...
13/07/2022
Hỗ trợ trực tuyến