Thủ tục pháp lý

Trường hợp nào vợ, chồng được đứng tên riêng trong sổ đỏ?

10/04/2019

Hỏi: Hai vợ chồng tôi mới mua một mảnh đất, chúng tôi muốn cả hai đứng tên trên sổ đỏ nhưng theo cậu bạn tôi thì chỉ cần để tên một người là đủ vì đây là tài sản chung.

Xin hỏi cách giải thích của bạn tôi như vậy có đúng không? Tôi thì rất băn khoăn nếu để tên một người lỡ sau này có thể gặp rắc rối pháp lý khi phải phân chia tài sản, đương nhiên chẳng ai mong muốn điều này nhưng tôi thấy vẫn phải lường đến.

Vậy xin luật sư cho tôi biết khi nào thì sổ đỏ mang tên chung vợ chồng, còn khi nào vợ, chồng được quyền đứng tên riêng trong sổ đỏ?

(Bảo Hạnh)

sổ đỏ
Sổ đỏ ghi tên cả hai vợ chồng nếu đất đai là tài sản chung và
không có thỏa thuận khác. 

Trả lời

Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nêu quy định: "Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng."

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 thì trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, ngoại trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Tại Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 cũng nêu quy định: "Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người."

Cũng theo quy định trên, nếu quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì sẽ được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng, nếu có yêu cầu.

Căn cứ vào những quyết định nêu trên, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền là tài sản chung của vợ chồng thì giấy chứng nhận (“sổ đỏ”) sẽ được ghi tên chung của cả vợ và chồng. Nếu "sổ đỏ" chỉ ghi tên một người thì căn cứ theo thỏa thuận của vợ và chồng theo quy định tại Khoản 4 Điều 98 của Luật đất đai. Trường hợp vợ hoặc chồng từ chối sở hữu đất thì mặc định toàn quyền sở hữu thuộc về người còn lại.

Bài viết khác
8 điểm mới của Luật đất đai 2022 và thuế mua bán nhà đất bạn nên biết
Vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết "Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2022", trong đó có sự điều chỉnh Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2021. Điều này sẽ mang đến...
28/07/2022
Đất trong quy hoạch có được chuyển mục đích sử dụng không?
​​​​​​​Bạn đọc có email lanlan6382@gmail.com hỏi: Gia đình tôi có sở hữu lô đất nằm tại quận Bình Tân. Lô đất này nằm trong quy hoạch dự phóng hẻm từ năm 2007 theo quyết định của quận. Tôi thấy trên...
18/07/2022
5 trường hợp sổ đỏ, sổ hồng đã cấp vẫn bị thu hồi
Sổ đỏ, sổ hồng đã cấp sẽ bị thu hồi nếu không đúng đối tượng, không đúng diện tích, không đúng mục đích sử dụng đất…
14/07/2022
Chuyển nhượng là gì? Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Chuyển nhượng là việc chuyển quyền sở hữu hoặc sở hữu các loại tài sản hợp pháp, bao gồm cả bất động sản sang cho cá nhân, tổ chức nào đó theo thỏa thuận. Thỏa thuận này thường sẽ được lưu dưới dạng...
13/07/2022
Hỗ trợ trực tuyến