Cầu thang xoắn tạo ra năng lượng phong thủy không tốt.
Không làm cầu thang đứt đoạn. Ví dụ ở tầng 1 cầu thang đặt phía đầu hành lang nhưng lên tầng 2-3 lại đặt ở vị trí cuối hành lang hoặc vị trí khác. Cách bố trí này làm cho khí trường bị đứt đoạn, không thông suốt, là một cách cục xấu về phong thủy.
Độ dốc của cầu thang chỉ nên ở mức vừa phải, đảm bảo sự thuận tiện cho tất cả các thành viên trong gia đình. Với những cầu thang cần các khúc cua để đi lên nhiều tầng thì nên bố trí chiều cua theo chiều kim đồng hồ.
Cầu thang nên có các bậc lên xuống khép kín, không bị hở vì sẽ gây thoái khí. Cầu thang là nơi dẫn khí do đó các bậc kín mới đảm bảo tính chứa và dẫn khí.
Bậc cầu thang hở dễ gây thoái khí.
Cầu thang phải có lan can hai bên, hoặc một bên ốp vào tường, một bên có lan can để tránh bị ngã. Không chỉ đảm bảo tính an toàn, lan can cầu thang còn tạo cảm giác an tâm, tin cậy cho người đi lại. Cầu thang kiểu xương cá không có lan can hai bên hay có dây văng mảnh tuy đẹp nhưng thiếu an toàn và dễ bị thoái hết khí.
Ngoài ra, nên bố trí thêm điện chiếu sáng để tăng năng lượng phong thủy cầu thang trong nhà, cụ thể là tăng dương khí và cảm giác an toàn khi đi lại, nên chọn ánh sáng dịu nhẹ hoặc ánh sáng vàng ấm áp.
2. Chọn kích thước cầu thang hợp phong thủy
Chọn kích thước cầu thang phong thủy trước tiên cần tuân thủ kích thước kỹ thuật để việc sử dụng, đi lại được thuận tiện. Gia chủ có thể chọn kích thước cầu thang theo bảng dưới đây:
Chiều rộng của thân thang |
Khoảng 0,8m đến 1,2m hoặc 1,5m |
Độ dốc của cầu thang (tùy thuộc vào tỷ lệ chiều cao và chiều rộng bậc thang) |
Độ cao bậc thang thường từ 15 – 18 cm |
Chiều rộng tương ứng từ 24 – 30 cm |
|
Chiều cao của lan can |
Khoảng 85 – 90cm |
Chiếu nghỉ |
Chiều rộng chiếu nghỉ bằng chiều rộng của thân thang. |
Cụ thể cách tính toán và lựa chọn kích thước cầu thang:
- Chiều rộng của bản thang: Kích thước phổ biến thường từ 0,8m đến khoảng 1,2m, với nhà biệt thự có thể là 1,5m hoặc hơn.
- Độ dốc của cầu thang:
Công thức tính độ dốc của cầu thang: 2h + b = 600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang).
Thông thường, chiều cao của bậc thang là từ 150 - 180 mm, chiều rộng tương ứng từ 250 - 300 mm.
- Kích thước của chiếu nghỉ: Chiếu nghỉ phải có chiều rộng bằng hoặc lớn hơn chiều rộng của thân thang. Kích thước chiếu nghỉ cũng phải cân đối để không gây bất tiện khi vận chuyển, đi lại.
- Chiều cao của lan can: bất kể cầu thang có độ dốc hay chiều rộng như thế nào thì lan can cầu thang vẫn cần có chiều cao tiêu chuẩn trên 80cm, tối đa 90cm, tính từ mặt bậc lên tới tay vịn lan can.
- Phong thủy bậc cầu thang, có 2 cách tính:
+ Số bậc cầu thang ở mỗi tầng nên là con số chia hết cho 4 và dư 1 như 5, 9, 13, 17 hoặc 21, 25.
+ Số bậc của mỗi tầng và của toàn bộ thang khi đếm theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử nên rơi vào cung Sinh là tốt nhất, hoặc tính theo công thức 4n+1 (n là số lần chu kì lặp lại khi đếm bậc từ 1 đến 4).
Lưu ý số lượng bậc thang được tính từ bậc đầu tiên đến điểm kết thúc (chiếu tới, hành lang). Chiếu nghỉ tại các tầng cũng được tính là một bậc thang.
Để có phong thủy cầu thang nhà ở tốt cũng không nên làm cầu thang quá dài từ tầng này lên tầng khác, vì cầu thang càng dài thì khí dẫn lên trên càng yếu.
3. Chọn vị trí cầu thang hợp phong thủy
Vị trí đặt cầu thang trong nhà ngoài việc phù hợp với diện tích, bố cục các khu chức năng trong nhà và thuận tiện khi di chuyển cần đảm bảo một số lưu ý khác về phong thủy như sau:
- Trước hết phải chọn đặt cầu thang ở nơi thoáng đãng, sinh khí dồi dào. Vị trí chân cầu thang nên đi từ hướng tốt lên, không nên đặt cầu thang bắt đầu từ phía sau nhà đi lên bởi sẽ khiến các tầng trên lần lượt suy khí.
- Khi điểm cung thần sát cho ngôi nhà, nên bố trí cầu thang nằm tại các cung: Âm quý nhân, Dương Quý Nhân, Thiên mã, Thiên Lộc, Đào Hoa, tránh các cung có Thiên hình, Đại sát.
- Không đặt cầu thang chính giữa nhà. Khi phân cực lập hướng, ngôi nhà được chia làm 9 cung, chính giữa là trung cung.
Vị trí này thuộc hành Thổ, trong khi cầu thang thuộc hành Mộc, nếu đặt cầu thang ở đây sẽ tạo ra năng lượng xung đột.
Trường hợp không tìm được vị trí thích hợp hơn cũng nên cố gắng không đặt bậc cầu thang đầu tiên vào giữa nhà.
Trong phong thủy cầu thang hướng ra cửa là không tốt, có thể hỏa giải bằng cách
đặt cầu thủy tinh, cây xanh phía chân cầu thang.
Không bố trí cầu thang thẳng hàng với cửa ra vào. Cách bố trí này sẽ khiến năng lượng từ cửa chính xộc thẳng lên cầu thang, tạo sự bất ổn. Trong khi đó, khí trong phong thủy cần đi chậm để phân bố đều vào các không gian. Nếu không có lựa chọn tốt hơn, có thể khắc phục bằng cách dựng một vách ngăn nhẹ hoặc tủ kệ phía chân cầu thang. Đặt quả cầu thủy tinh hoặc cây xanh phía chân cầu thang cũng giúp làm giảm tốc độ của luồng khí.
Không đặt cầu thang đối diện với nhà vệ sinh ở cả điểm đầu và điểm cuối vì cầu thang sẽ dẫn những năng lượng xấu, các xú uế từ nhà vệ sinh đi tới các phòng. Tương tự, phòng bếp cũng không nên bố trí ở đầu hoặc cuối cầu thang.
Không xây nhà vệ sinh ở gầm cầu thang: cầu thang mang cát khí tới các phòng nên cần đặt tại các vị trí tốt, nhà vệ sinh lại là nơi có nhiều uế khí, cần đặt tại vị trí hung của ngôi nhà. Do đó, nếu đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang sẽ làm giảm cát khí của cầu thang. Những không gian chức năng khác như phòng bếp, phòng ngủ, phòng ăn, phòng thay đồ cũng không thích hợp đặt dưới gầm cầu thang.
Tiểu cảnh nước như bể cá, non bộ… cũng không thích hợp đặt dưới gầm cầu thang bởi khu vực này thường thiếu sáng, dễ sinh ra những năng lượng tiêu cực.
Nếu muốn tận dụng diện tích gầm thang, chỉ nên bố trí kệ đựng đồ hoặc tiểu cảnh khô đơn giản.
Không nên bố trí các chức năng sinh hoạt dưới gầm cầu thang.
Cầu thang kiểu xương cá vừa không an toàn vừa không tốt về phong thủy.