Tin tức

Bất động sản là lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp "thây ma" nhất

21/01/2022

Bất động sản là lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp "thây ma" nhất

 
Bất động sản là lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp


Theo đối tác của công ty tư vấn Kearney, bất động sản là lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp "xác sống" nhất và thị trường đang có một rủi ro lớn về việc các công ty bất động sản nộp đơn xin vỡ nợ khi lãi suất tăng.
 

   Ông Nils Kuhlwein chỉ ra rằng, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 bắt đầu bằng bong bóng bất động sản và nhà ở và các vụ vỡ nợ các tài sản thế chấp ở Mỹ.

    “Những gì chúng ta đang thấy một lần nữa sau 13 năm là lĩnh vực bất động sản có tỷ trọng “xác sống” cao nhất. Theo định nghĩa của OECD, các công ty “xác sống” là những công ty có tuổi đời ít nhất 10 năm và gặp khó khăn dai dẳng trong việc trả lãi”, ông cho biết.

   Báo cáo của công ty tư vấn Kearney đã kiểm tra 67.000 công ty niêm yết từ 154 ngành công nghiệp và 152 quốc gia cho thấy, những thay đổi nhỏ bên ngoài như lãi suất tăng hoặc môi trường kinh tế xấu đi có thể khiến các công ty đó đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán hoặc dẫn đến “sự sụp đổ đột ngột”.

   Phố Wall dự đoán nhiều đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong năm nay và chính sách tiền tệ dễ dãi của Mỹ bước vào giai đoạn kết thúc.

   Khi được hỏi liệu thị trường bất động sản có thể gặp khủng hoảng khi lãi suất tăng hay không, ông Kuhlwein cho biết đó là một khả năng “hoàn toàn có thể xảy ra”.

   “Rủi ro lớn là rất nhiều công ty bất động sản, công ty phát triển nhà ở đang lâm vào tình trạng vỡ nợ và số lượng các công ty “xác sống” sẽ ngày càng gia tăng do lạm phát đang cao và lãi suất dự kiến ​​sẽ tăng”, ông cho biết.

   “Nếu lãi suất tăng gấp đôi, số lượng các công ty xác sống có thể tăng gần 40%”, ông nhận định.

   Các lĩnh vực dễ bị tổn thương

   Báo cáo cho biết: “Cho đến nay, ngành bất động sản là ngành có nhiều công ty “xác sống” nhất”.

   Theo báo cáo, có khoảng 5% các công ty trong các lĩnh vực khác được xếp vào nhóm xác sống, nhưng con số đó trong ngành bất động sản là 7,4%. Ông Kuhlwein cho biết, tỷ lệ các tập đoàn và công ty phát triển bất động sản xác sống thậm chí còn cao hơn.

   “Chúng tôi tin rằng những con số này sẽ tăng vào năm 2021”, ông cho biết.

   “Rõ ràng là đại dịch đang diễn ra và kết quả kinh tế đang diễn ra của đại dịch sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực bất động sản hơn nữa”, ông Kuhlwein nói và cho biết thêm rằng, ông không tin rằng điều tồi tệ nhất đã qua đối với ngành này.

   Mặt khác, lĩnh vực ô tô cũng có khả năng chứng kiến ​​sự gia tăng các công ty xác sống vào năm 2021 do cuộc khủng hoảng chất bán dẫn và sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã gây cản trở cho các công ty ô tô.

   Nhìn rộng hơn, báo cáo của Kearney cho thấy, số lượng công ty xác sống niêm yết tăng gần gấp ba lần từ khoảng 600 trong năm 2010 lên gần 1.800 vào năm 2020.

   “Tôi sẽ nói rằng đó là một vấn đề nếu bạn nhìn vào con số thuần túy, và nếu bạn nhìn vào sự phát triển trong 10 năm qua”, ông cho biết

 
Hạc Hiên
(Sưu tầm: Công ty ĐÀ THÀNH ĐÔ - 357 Lê Quảng Chí - Hòa Xuân - Cẩm Lệ - Đà Nẵng)
Bài viết khác
Hướng tới ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Bất động sản.
Trên thế giới, Blockchain được quan tâm bởi khả năng cho phép chuyển quyền sở hữu tài sản gần như ngay lập tức theo một cách an toàn và người ta tin rằng khối chuỗi sẽ tạo ra một cuộc cách mạng hóa...
14/07/2022
Giá bất động sản liền thổ tăng mạnh
 Giá bán dự án nhà phố, biệt thự quý II thiết lập mặt bằng mới, tăng 10-25% so với đầu năm.
14/07/2022
Những xu hướng chính trên thị trường bất động sản thương mại
Nhờ sự trở lại của các hoạt động kinh tế, nhiều xu hướng mới đang liên tục hình thành và mang đến tương lai hứa hẹn hơn cho bất động sản thương mại sau đại dịch.
11/07/2022
Hỗ trợ trực tuyến